Tác phẩm Nhã Ca

  1. Nhã Ca mới (1965)
  2. Đêm nghe tiếng đại bác (1966)
  3. Bóng tối thời con gái (1967)
  4. Khi bước xưống (1967)
  5. Người tình ngoài mặt trận (1967)
  6. Sống một ngày (1967)
  7. Xuân thì (1967)
  8. Những giọt nắng vàng (1968)
  9. Đoàn nữ binh mùa thu (1969)
  10. Giải khăn sô cho Huế (1969) đoạt Giải Văn chương Quốc gia Việt Nam Cộng hòa năm 1970[4] (tái bản ở Hoa Kỳ năm 2008)[8]
  11. Một mai khi hòa bình (1969)
  12. Mưa trên cây sầu đông (1969)
  13. Phượng hoàng (1969)
  14. Tình ca cho Huế đổ nát (1969)
  15. Dạ khúc bên kia phố (1970)
  16. Tình ca trong lửa đỏ (1970)
  17. Đời ca hát (1971)
  18. Lặn về phía mặt trời (1971)
  19. Trưa áo trắng (1972)
  20. Tòa bin-đing bỏ không (1973)
  21. Bước khẽ tới người thương (1974) v.v...

Phim Đất khổ do Hà Thúc Cần sản xuất và hoàn tất năm 1973, đã một phần dựa theo cuốn Giải khăn sô cho Huế và Đêm nghe tiếng đại bác, do Nhã Ca viết đối thoại.[9]

Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác, như:

  1. Hồi ký một người mất ngày tháng
  2. Đường Tự Do Sài Gòn (2006).

Tác phẩm dịch ra ngoại ngữ:

  1. Đêm nghe tiếng đại bác đã được Liêu Truong dịch sang tiếng Pháp với tựa Le cannon tonnent la nuit
  2. Đoàn nữ binh mùa thu được Barry Hilton dịch sang tiếng Anh với tựa The Short Timers
  3. Giải khăn sô cho Huế được giáo sư sử học đại học Texas A&M,Olga Dror, dịch sang tiếng Anh với tựa Mourning Headband for Hue (2014)[8]
  4. Phim Đất khổ được hãng Remis phát hành với tên Land of Sorrows

Bút ký Giải khăn sô cho Huế

Theo đài RFA, 40 năm trôi qua (tới 2008) nhưng quanh sự việc xảy ra tại Huế, vẫn chưa xác nhận ra ai chịu trách nhiệm [10], cho nên hồi ký Giải khăn sô cho Huế, miêu tả lại hầu như toàn cảnh biến cố Tết Mậu Thân tại Huế vẫn còn được tìm đọc. Cuốn sách đã bị tịch thu và bị thiêu hủy sau 1975, tác giả phải vào tù, tường thuật lại những biến động với người dân Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân. Vào thời điểm đó Nhã Ca rời Sài gòn ra Huế để dự tang lễ của thân phụ rồi bị kẹt lại trong thành phố. Tác giả tuyên bố đã thấy tận mắt, hoặc thu thập từ những nhân chứng khác về những cuộc truy lùng, bắt giữ, những trận đánh, những ngôi mả tập thể...[2] Trong sách có viết về ba nhân vật có thật, mà sau này đã có gặp mặt nói chuyện với tác giả, trước khi bà được phép rời Sài Gòn sang Thụy Điển tị nạn. Đó là giáo sư Lê Văn Hảo, nguyên Chủ tịch UBND Cách mạng Thành phố Huế, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nguyên Tổng Thư ký Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành phố Huế, và nhà văn Nguyễn Ðắc Xuân, một phụ tá của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhân dịp tưởng niệm 40 năm biến cố Tết Mậu thân, nhà xuất bản Việt Báo đã cho tái xuất bản sách này[2] Trong cuộc phỏng vấn với Thuy Khuê của đài RFI, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cảm ơn Nhã Ca đã viết trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, là ông đã không về Huế trong biến cố Mậu Thân, chứng minh ông không có trách nhiệm gì về "những thảm sát ở Huế" mà người khác vu oan cho ông.[11]

2014, sách này được giáo sư sử học đại học Texas A&M, tiến sĩ Olga Dror, dịch sang tiếng Anh với tựa Mourning Headband for Hue và được Indiana University Press xuất bản. Olga Dror là người Nga đã sang Việt Nam học từ 1982 cho tới 1987, tuy nhiên chỉ bắt đầu đọc văn học miền Nam khi bà theo học tại Đại học Cornell. Về lý do chọn dịch tác phẩm này sang Anh Ngữ, Tiến sĩ Dror cho biết, “Tôi nghĩ 'Giải Khăn Sô Cho Huế' là một cuốn rất quan trọng bởi nó không chỉ mô tả về thường dân mà nó còn là tiếng nói của văn học miền Nam. Phần lớn các tác phẩm xuất hiện trong thời chiến tranh được dịch ra tiếng Anh đều từ miền Bắc. Tôi nghĩ người Mỹ cũng phải nghe tiếng nói của miền Nam vì đó là một bộ phận cốt yếu trong cuộc xung đột kia.[12]

Nhưng theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân (1 trong 3 nhân vật có thật được nhắc đến trong sách) thì đây là một tác phẩm có nội dung tuyên truyền để đánh lạc hướng dư luận trong nước và trên thế giới nên đã nhận được giải Văn chương Quốc gia do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng năm 1970. Cuốn sách đã vu oan cho rất nhiều nhân sĩ, trí thức ủng hộ quân Giải phóng mà trong số đó nổi bật là ba nhân vật "Tường - Xuân - Phan". Sau này, khi tình cờ gặp ông Xuân, Nhã Ca công nhận là cuốn sách đã hư cấu nên nhiều chuyện về ông Xuân và những người đồng đội của ông, khiến ông Xuân phải chịu oan nhiều tiếng xấu về sau. Nhã Ca nói lý do việc mình hư cấu như sau: "viết ký thì phải có những con người bằng xương bằng thịt mình biết rõ ràng mới hay, chứ anh nghĩ lính giải phóng ở miền Bắc vào tôi nào có biết ai đâu"[6][7]

Phê bình

  • Một nhân vật được đề cập trong cuốn sách, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói với Thuy Khuê, đài RFI năm 1997: "Dù có một số sự việc không đúng sự thực, do có hoặc không có dụng ý của tác giả, Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay, viết về Huế Mậu Thân; hàng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng. Chị Nhã Ca làm tôi liên tưởng tới Nỗi Buồn Chiến tranh của Bảo Ninh."[11]
  • 25/2/15, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học California Berkeley đã có buổi giới thiệu bản dịch tiếng Anh của Olga Dror, Giáo sư sử học đại học này Peter Zinoman nhận định: “Giải khăn sô cho Huế là tài liệu lịch sử quan trọng nhất về biến cố Tết Mậu Thân ở Huế và khi tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam cần đọc nó bên cạnh All Quiet in the Western Front và những tác phẩm khác.”[13]
  • Năm 2008, khi biết cuốn sách được tái bản với nội dung như cũ, Trần Đắc Xuân trả lời đài RFA: "Năm 1969 Nhã Ca viết sách trong lúc chạy loạn, viết trong trường hợp bà tưởng tôi chết rồi, bà viết để lấy tiền của chính phủ Thiệu... để sống, tôi có thể hiểu được nên tôi không giận gì bà. Nay bà đã biết tôi còn sống, bà đã biết rõ không có chuyện tôi giết người, không có chuyện tôi ngồi xử án ai vậy tại sao bà còn hạ bút viết trong hồi ký những điều ác nhân đến như thế? Nếu bà sống với tôi cùng trong một nền pháp luật tôi sẽ đưa bà ta ra tòa về tội vu khống... Riêng tôi-Nguyễn Đắc Xuân, bao giờ Nhã Ca chưa có lời xin lỗi, chưa xoá bỏ tất cả những lời vu khống tội ác cho tôi trong tất cả tác phẩm của bà thì trong hồi ký của tôi sẽ có những Phụ lục đời đời lên án bà"[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhã Ca http://www.procontra.asia/?p=2837 http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/Mauthan/Tr... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://vietbao.com/a225806/nha-ca-va-olga-dror-tra... http://thuykhue.free.fr/tk97/nchpngoctuong.html http://www.thica.net/tac-gia/tran-da-tu/ http://damau.org/index.php?option=com_content&task... http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/TetOffe... http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/TetOffe... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ReviewFilmD...